Kể từ khi xảy ra dịch Covid-19, gần 3 năm nay, hàng loạt nhà hàng, cơ sở làm đẹp, khách sạn đóng cửa, bỏ hoang không hoạt động khiến tuyến đường trở nên xác xơ, tiêu điều.
Việc Trung Quốc nới lỏng quy định phòng chống dịch Covid-19 từ ngày 8/1 và đặc biệt theo thông tin từ Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, vào ngày 19/1 (tức ngày 28 Tết), chuyến bay charter đầu tiên sẽ đưa khách Trung Quốc quay trở lại Đà Nẵng sau 3 năm tạm ngưng vì dịch Covid-19 khiến nhiều chủ nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ở “phố Tàu” đang rất mong chờ. Một số nơi đã rục rịch để mở cửa trở lại.
Anh Đặng Quang Huy, chủ Him Lam Apartment (đường Võ Nguyên Giáp) chia sẻ, trước dịch Covid-19, 80% khách lưu trú tại cơ sở kinh doanh của anh là khách Trung Quốc. Chính vì thế, sau khi có thông tin Trung Quốc mở cửa biên giới, anh đã liên hệ ngay với khách cũ ở Trung Quốc để hỏi họ về kế hoạch, dự định khi nào sang Việt Nam để có sự chuẩn bị.
“Họ nói vẫn chưa có kế hoạch cụ thể vì hiện tại họ cũng đang chuẩn bị để đón Tết”, anh nói.
Để lấp đầy căn hộ do thiếu khách Trung Quốc, anh Huy cho biết đã hạ giá cho thuê xuống một nửa so với thời điểm trước dịch Covid-19. Chính vì thế mà số lượng phòng trống chỉ còn 4/25 phòng. Khách thuê hiện tại chủ yếu là người Việt và cả khách Tây.
Đang chăm chút lại những chậu hoa Tết, anh Hoàng Thanh Đạt, nhân viên cửa hàng Trầm hương Đất Quảng (đường Võ Nguyên Giáp) cho biết, cửa hàng vừa đặt 4 chậu hoa lớn để có không khí Tết và chuẩn bị mở cửa trở lại.
Theo anh Đạt, 90% khách của cửa hàng là người Trung Quốc. Chính vì thế khi dịch Covid-19 xảy ra, cửa hàng trầm này cũng đóng cửa suốt gần 3 năm nay.
“Ra Tết, khách Trung Quốc sẽ quay trở lại Đà Nẵng nên giám đốc của chúng tôi đã có thông báo sẽ mở cửa hoạt động trở lại và gọi nhân viên cũ quay trở lại làm việc”, anh Đạt cho hay.
Bà Phan Thị Nhung (52 tuổi) chủ cơ sở Mỹ Duyên Spa (đường Võ Nguyên Giáp) chia sẻ, thị trường khách chính của cơ sở là khách Trung Quốc nên khi có thông tin khách Trung Quốc sắp đến Đà Nẵng, bà rất mừng.
“Lâu nay chúng ta đã sống chung với dịch Covid-19, có kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh nên tôi nghĩ vấn đề này không phải quá lo lắng. Cơ sở đã liên hệ với nhân viên cũ, sẽ sẵn sàng đáp ứng ngay khi dòng khách này quay trở lại. Trước đây, khách Trung Quốc chi tiêu khá thoải mái, quán nào họ cũng vào. Tôi chỉ băn khoăn không biết lượng khách sắp tới quay trở lại như thế nào. Sau 3 năm liệu họ có thay đổi gì về nhu cầu, chi tiêu hay không”, bà Nhung nói.
Sẵn sàng phục vụ, đón tiếp
Là một khách sạn từng đón tiếp khá đông khách Trung Quốc, chị Nguyễn Thị Mỹ Trinh, Giám đốc khách sạn Biển Vàng trên đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, sau dịch Covid-19, khách sạn của chị đã tập trung nâng cấp, đào tạo đội ngũ nhân sự để đáp ứng khi khách quốc tế quay trở lại. Do đó, trước thông tin khách Trung Quốc quay trở lại, khách sạn sẵn sàng đáp ứng được ngay.
Theo chị Trinh, với hệ thống buồng phòng tại Đà Nẵng sẽ không lo thiếu phòng nếu lượng khách này quay trở lại. Bên cạnh đó, khác với nhiều thị trường khác, khách Trung Quốc được cho là khá dễ tính trong việc ăn uống nên về cơ bản cũng không có gì khác biệt.
Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, hiện nay Đà Nẵng có 950 cơ sở lưu trú du lịch (chiếm 74% tổng cơ sở lưu trú), 300 công ty lữ hành, 16 khu điểm du lịch đã hoạt động trở lại. Việc đón tiếp và phục vụ khách đã sẵn sàng ngay từ khi Chính phủ cho phép mở cửa. Trong thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều hoạt động khôi phục du lịch, xúc tiến quảng bá xây dựng sản phẩm, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực…. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố để bổ sung, làm mới nhiều sản phẩm du lịch, yêu cầu doanh nghiệp nâng cao chất lượng phục vụ, phối hợp, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tiếng Trung…để sẵn sàng phục vụ thị trường này trong thời gian tới.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng cho biết, hiện nay các doanh nghiệp Đà Nẵng đã sẵn sàng để phục vụ khách Trung Quốc quay trở lại. Các cơ sở dịch vụ, sản phẩm hiện tại của thành phố sẵn sàng đáp ứng nguồn khách này.
Theo ông, mặc dù Trung Quốc mở cửa từ ngày 8/1 nhưng sẽ có độ trễ từ 3-6 tháng. Khả năng, lượng khách Trung Quốc sẽ quay lại Việt Nam và Đà Nẵng nhiều hơn từ tháng 3-4/2023.
Trong năm 2023, dự báo, Hàn Quốc vẫn là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Đà Nẵng, đứng thứ hai là Trung Quốc, tiếp đó là Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ…
" alt=""/>Khu phố người Hoa ở Đà Nẵng rục rịch mở cửa đón khách Trung Quốc trở lạiTính chung, cả hai tháng 11 và tháng 12, thời điểm doanh số bán xe hơi tốt nhất trong năm, lượng xe nhập về Việt Nam giảm hơn 8.600 chiếc. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2018, khi xe nhập tăng dần đều thời điểm cuối năm.
Cụ thể, theo số liệu của hải quan, hết tháng 9/2018, Việt Nam nhập hơn 11.400 xe, tháng 10 là hơn 12.600 chiếc, tháng 11 là hơn 15.000 chiếc và tháng 12/2018 là hơn 14.500 chiếc. Xu hướng tăng lượng nhập nhằm bổ sung và chuẩn bị nguồn hàng cho năm 2019.
Quay trở lại với năm 2020, trong bối cảnh xe nhập những tháng cuối năm 2019 giảm, nhiều chuyên gia nhận định chủ yếu do sự chủ động của các hãng xe, nhà nhập khẩu lo sợ cung nhiều thời điểm hiện nay sẽ khiến giá xe giảm.
Bên cạnh đó, từ tháng 10/2019, trên toàn thị trường diễn ra cuộc giảm giá bình quân từ 10 đến 50 triệu đồng/chiếc, cá biệt có hãng là 100 đến 200 triệu đồng/chiếc.
“Xu hướng giảm giá xe trên thị trường là biểu hiện của dư cung, thiếu hụt cầu. Các đầu mối nhập xe cũng là các liên doanh xe hơi trong nước không muốn việc giảm giá tiếp diễn, gây giảm doanh thu, lợi nhuận trong năm 2020 nên cắt giảm lượng xe nhập theo kế hoạch từ vài tháng trước đó”, một chuyên gia xe hơi đề nghị dấu tên cho hay.
Hiện, xe nhập về Việt Nam có khoảng gần 80% là xe con dưới 9 chỗ ngồi và có đến 80% là nhập từ thị trường Thái Lan, Indonesia. Trong tháng 11, theo báo cáo của hải quan, lượng xe từ Indonesia và Thái Lan cũng suy giảm lượng nhập về Việt Nam. Các hãng có sự suy giảm xe nhập cuối năm chính là Toyota, Honda, Ford, Mitsubishi, Mazda, Nissan…
Trong nước, hiện xu hướng tiêu thụ xe lắp ráp giảm khá mạnh hơn 13%, trong đó, đáng nói một số mẫu, dòng xe của các hãng lớn là xe lắp ráp trong nước có sự suy giảm rõ rệt. Ảnh hưởng lớn đến doanh số và lợi nhuận của các liên doanh, hãng xe trong năm 2019.
Theo một số đại lý xe hơi, từ đầu quý IV/2019, hàng loạt mẫu xe sedan, SUV hay MPV đều giảm giá, trong đó có những mẫu xe giá rẻ, giá phù hợp trên thị trường cũng tham gia cuộc chơi này. Đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đang phải sử dụng công cụ giảm giá để kích (push) doanh số nóng cuối năm.
Điều đáng lưu tâm là các liên doanh xe lắp ráp trong nước cũng chính là những đầu mối nhập xe về Việt Nam. Chính vì vậy, để ổn định thị trường theo hướng có lợi cho mình, giảm lượng nhập xe cuối năm là điều được các hãng sử dụng.
Ghi nhận ở một số đại lý xe hơi, cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thời điểm trùng với lúc chuẩn bị chạy doanh số cho Tết Nguyên đán, các mẫu xe “hot” trên thị trường không còn kiểu khan hàng, ít xe và bị đại lý ăn chênh giá. Hiện tượng, Honda CRV, Toyota Fortuner không còn khan hàng cả tháng trời, thậm chí khách phải chấp nhận trả thêm hàng chục triệu đồng để nhận xe như trước đây.
Theo Dân trí
Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ cùng lượng hàng tồn kho cuối năm lớn là nguyên nhân khiến nhiều mẫu xe "hot" như Toyota Innova, Vios, Honda HR-V, BMW... giảm mạnh dịp cận Tết Nguyên đán.
" alt=""/>Ô tô nhập cuối năm “tụt dốc”: Dư cung, ế xe, các hãng 'chặn' đà giảm giá xe?Thực tế, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm chống nắng nhưng không phải sản phẩm nào cũng có chỉ số và chứng nhận rõ ràng.
Chị Minh Châu (Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ, do bản thân và gia đình chủ yếu di chuyển bằng xe máy nên ưu tiên các loại áo khoác có chỉ số UPF40 trở lên.
“Áo khoác này mình mua ở cửa hàng UNIQLO khoảng 1 năm trước. Theo mình tìm hiểu thì áo có chỉ số UPF50+, được chứng nhận là chống 98% tia UV nên mình cũng yên tâm. Áo chống nắng mua thì dễ nhưng để mua được sản phẩm tốt thì nên tin dùng các thương hiệu uy tín”, chị Châu chia sẻ.
Hiện dòng sản phẩm chống nắng của UNIQLO có hai cơ chế chống nắng: Phản xạ tia UV và Hấp thụ tia UV. Tùy vào từng loại sản phẩm mà công nghệ này được tích hợp khác nhau. Hiểu một cách nôm na, khi khoác vào, lớp áo chống nắng của UNIQLO sẽ trở thành lớp phòng vệ giúp phản xạ tối đa các tia UV tiếp cận đến bề mặt vải, đồng thời, sợi vải với chất liệu chống UV đặc biệt sẽ ngay lập tức hấp thụ và xử lý lượng tia UV còn sót lại.
Parka Chống UV Bỏ Túi của UNIQLO… được khách hàng Việt ưa chuộng lựa chọn cho mùa nóng
Không chỉ có trang phục, UNIQLO còn tích hợp công nghệ chống UV vào các phụ kiện như găng tay, mũ nón, mắt kính… giúp người dùng được bảo vệ toàn diện trong điều kiện thời tiết nắng nóng tại Việt Nam.
Để đón một mùa hè an toàn, cần đảm bảo mỗi khi ra đường bạn luôn trong trạng thái được bảo vệ với trang phục chống nắng hiệu quả. Không cần quá nhiều lớp hay quá dày, trang phục chống nắng tốt là trang phục được sản xuất từ nguyên liệu có khả năng ngăn chặn tia UV. Kết hợp với đó, cần tìm hiểu làn da của mình và chăm sóc da hàng ngày để đạt kết quả chống nắng tối ưu.
Ngọc Minh
" alt=""/>Chọn áo chống nắng ‘đúng chuẩn’ theo chuyên gia